Thursday, March 26, 2015

40 Năm Tháng 3 Gẫy Súng / Đoàn Tụ Nguyễn Tấn Thành VN

Phi Trường Los Angeles, California 11:00 am 3/26/2015

 
KB Phạm Văn Thận và Hắc Long Nguyễn Tấn Thành

Cafe Factory Nam California một ngày nắng ấm 90 độ

Nguyễn Tấn Thành và Anh Lê Văn Minh DCT72



Saturday, March 21, 2015

Đà Nẵng Tháng 3 Gẫy Súng / Võ Hương An

 Tấm hình chụp trong buổi triễn lãm của anh Khiêm trong
Việt Báo Ở Nam California, anh Khiêm không còn nữa và ghi chú
"Còn đường nào nữa không anh ! "
Tháng 3 xót xa cho thân phận

Mọi người thường nói đến Tháng Tư, tôi chỉ nói đến Tháng Ba, bởi vì tôi là cư dân Ðà Nẵng. Ðà Nẵng thất thủ ngày 29 Tháng Ba 1975. Bước qua Tháng Tư thì tôi không còn chi để nói nữa, vì tôi đã vô tù, khi Sàigòn đang còn ăn ngon ngủ yên.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 28 Tháng Ba 1975, Cao Minh T., hải quân trung úy, thuộc văn phòng chỉ huy trưởng căn cứ Hải Quân Ðà Nẵng, lái xe đến nhà, nói với tôi:
“Thưa thầy – chả là tôi là thầy cũ của T. hồi trung học – ông sếp của em biểu em qua thưa với thầy: sáng mai, cũng vào giờ này, thầy mang gia đình qua căn cứ. Ðến cổng trại Chi Lăng, thầy mượn điện thoại gọi cho em hoặc ông sếp của em, em sẽ ra đón thầy vô. Thầy nhớ chỉ mang đồ gọn nhẹ cho dễ di chuyển. Có thể tối mai mình lên tàu.”
T.về rồi, tôi nói cho bà xã biết để chuẩn bị lần cuối.
Sếp của T. là Lê Kim L., hải quân trung tá, bạn cùng lớp, ngồi cùng bàn với tôi hồi trung học. Tôi làm việc ở Quận 1, bên này sông Hàn, còn trại Chi Lăng của L. nằm ở bán đảo Tiên Sa thuộc Quận 3. T. dùng chữ “qua” là hết trật. Tôi bắt tay T., cảm ơn cả hai thầy trò và hứa sẽ có mặt đúng giờ.
alt
Giữa Tháng Ba, khi Quảng Trị và Huế bắt đầu đỏ lửa, rút kinh nghiệm mùa Hè 72, đồng bào đã bắt đầu di tản vô Ðà Nẵng, Có tin đồn ngày 21 hoặc 23 Tháng Ba quốc lộ 1 sẽ bị cắt, nên cường độ di tản càng tăng; người ta đi bằng mọi phương tiện, kể cả máy cày và xe bò. Chính tôi cũng phải vội vã đem xe ra Huế đón thầy tôi và gia đình bên vợ vào ngay kẻo sợ kẹt đường như tin đồn. Trong một lần gặp nhau, L. nói với tôi, “Cái rờ moọc (remorque) của tau nặng, mà cái rờ moọc của mi cũng nặng. Tình thế này nếu không đưa đại gia đình vô Sàigòn bằng máy bay được thì phải tính tới tàu thủy. Có lẽ mi đem gia đình qua tau để cùng đi.” Ðó là lý do T. thay mặt ông thầy đến ước hẹn với tôi hôm ấy.

alt
Cuộc triệt thoái của quân đội VNCH và dân chúng ra khỏi Huế. Dân và quân, người theo xe, kẻ đi bộ, vượt đèo Hải Vân hướng về Đà Nẳng. Ảnh của cựu phóng viên ABC, Trần Khiêm
Bấy giờ Ðà Nẵng như trong cơn hấp hối, không biết mất lúc nào. Thành phố tràn ngập người tị nạn từ Quảng Trị và Huế vào và từ Quảng Nam, Quảng Tín ra, chưa kể các đơn vị quân đội hàng vạn người từ các nơi thuộc vùng I rút về bố trí vòng trong vòng ngoài Ðà Nẵng. Tất cả các trường học đều đóng cửa làm nơi tạm trú cho đồng bào tị nạn. Ngay cái sở tôi làm việc cũng phải tạm ngưng hoạt động – bởi từ trên xuống dưới không ai còn bụng dạ đâu để làm việc để tiếp nhận thân nhân, bạn bè, đến tìm nơi tạm trú; trong đó, nội đại gia đình hai bên của vợ chồng tôi đã không dưới hai chục người. Sếp lớn đang ở Sàigòn, hai “sếp nhỏ” là Tr., Chánh sự vụ, và tôi, lo điều động sắp xếp sao cho mọi người tạm ổn trước khi đi bước kế tiếp. Tối đến, trên nền tầng dưới của cái phòng làm việc rộng lớn, các gia đình trải chiếu nằm la liệt. Tôi điện thoại vào Sàigòn, báo cáo tình hình với sếp, được sếp hứa là ngoài đó anh em yên tâm, sẽ có máy bay ra đón. Chờ đến ngày 27 Tháng Ba cũng chẳng thấy chi, mà ví dầu có máy bay chăng nữa cũng không dễ chi kéo bầu đoàn mấy chục người lên tàu một cách an toàn. Sau ngày 27 Tháng Ba thì không còn liên lạc được với Sàigòn nữa.

alt
Thuận An – Huế
Hàng ngày, toàn những tin xấu đưa tới. Huế chính thức thất thủ ngày 26 Tháng Ba, nhưng trước đó, quả thật đường đèo Hải Vân đã đã bị cắt như lời đồn. Nhiều mẩu chuyện thương tâm và khủng khiếp trên bãi Thuận An được những người vượt thoát và sống sót kể lại. Phi trường Ðà Nẵng bị pháo kích. Người ta chen chúc giành giật nhau lên máy bay, có người liều lĩnh một cách tuyệt vọng bằng cách bám vào càng bánh xe máy bay và rơi xuống vịnh Ðà Nẵng như trái mít, hoặc bị chẹt chết trong hầm bánh xe. Trên bến sông Hàn, người ta chen nhau lên tàu. Chiếc tàu Trường Xuân (hay Trường Thành? Trường Sơn? Lâu ngày quên mất, chỉ còn nhớ được chữ Trường!) tiếp nhận một số lượng khách quá tải và khách phân bố vô trật tự làm con tàu nghiêng về một bên và nằm ì ở bến mấy ngày, không biết về sau có nhổ neo được không. Trong mấy ngày chộn rộn cuối tháng Ba năm đó, có lần tôi tới nhà người bạn, Lâm thành B., thấy bà vợ đang ngồi chăm chỉ đạp máy may. Hỏi, “Giờ này mà còn ngồi may gì nữa?” Vợ B. giải thích: “May cái địu để cho anh B. đeo thằng cu Bi trước bụng, rảnh hai tay mà leo thang dây lên tàu. Anh không nghe nhiều người bồng con níu thang dây lên tàu, bị người ta lấn, con rớt xuống biển chết trước mắt mà không cứu được hay răng?” Nghe nói thế, tôi sực nhớ thằng con trai non ba tuổi và bà vợ đang mang cái bầu lùm lùm bốn tháng, bèn trở về nhà bảo vợ may gấp cái địu theo kiểu cách của vợ B. Tôi nói, “Mình phải bắt chước vợ chồng B. để anh còn rảnh hai tay mà dắt con Ni, con Na (hai đứa con gái), để cho em rảnh tay với cái bụng bầu mà chạy.”
Xế chiều 28 Tháng Ba, một người quen thân đến thăm, nói chuyện tình hình với tôi và khuyên hãy yên tâm ở lại, chính quyền mới sẽ khoan hồng, có giải pháp hòa giải, đừng di tản, nguy hiểm. Tôi biết anh ta có liên hệ mật thiết với tay dân biểu CS nằm vùng Phan Xuân Huy và cái gọi là lực lượng hòa hợp hòa giải dân tộc theo đóm ăn tàn, nên chỉ trả lời vắn tắt, “Cảm ơn anh, nhưng nhất định tôi sẽ đi.” Trời tối mịt, vừa cơm xong thì người giúp việc nói có người hỏi tôi ngoài ngõ. Té ra Nguyễn Văn Ch., thông dịch viên của O’ Rork, cố vấn hành chánh QK1 mà tôi có mối giao tình với cả hai thầy trò. O’ Rork ở trong Camp Alamos, đầu đường Ðống Ða. Nơi này, cũng như nhiều cơ sở khác của người Mỹ, đều bỏ trống hoàn toàn, làm mồi cho các vụ hôi của. Tôi ngạc nhiên, “Ủa, tôi tưởng O’ Rork phải mang anh theo rồi chứ?” Ch. buồn rầu lắc đầu, cho biết bị kẹt. Ch. rủ tôi chung tiền, mỗi người khoảng 100,000 ngàn, thuệ gọ (ghe) chở gia đình ra ngoài vịnh Ðà Nẵng, sẽ có tàu đón. Nhà Ch. ở khu Tam Tòa, gần biển, chuyện thuê gọ không khó, chỉ kẹt là không đủ tiền. Tôi thấy giải pháp có vẻ phiêu lưu, vì nếu không có tàu nào sẵn lòng vớt thì làm sao? Vả chăng, đã ước hẹn với L. bằng con đường an toàn cho một đại gia đình 20 người, nay sao lại chọn con đường khó đi? Ch. rất buồn khi nghe tôi không hưởng ứng, bởi vì Ch. nghĩ rằng tôi là chỗ đáng tin cậy nhất để chung vụ. Không biết bây giờ anh ở đâu, anh Ch.?
Trong ngày 28 Tháng Ba, tình trạng hỗn loạn ở Ðà Nẵng gia tăng một cách đáng ngại, nào cướp giật, bắn lộn nhau, hôi của những nhà vắng chủ, nhất là nhà của Mỹ kiều. Bước ra đường, mạng người thật mong manh. Cướp giật và nổ súng vô tội vạ. Tình trạng gần như không có chính quyền nữa. Dân chúng hoang mang và lo sợ tột độ. Tôi gọi những chỗ bạn bè quen biết để hỏi tin tức nhưng không có ai trả lời. Quảng sáu giờ chiều, mở radio, nghe đài Phát thanh Ðà Nẵng phát đi bản tin nói rằng Trung Tá Nguyễn Kim Tuấn (nhà văn Duy Lam) được cử làm thị trưởng Ðà Nẵng, Chuẩn tướng Ðiềm được cử làm quân trấn trưởng với nhiệm vụ ổn định an ninh trật tự thành phố. Trong lòng cảm thấy có chút an tâm vì thấy anh Duy Lam còn ở lại, nhưng gọi đi nhiều nơi để thử kiểm chứng nguồn tin thì như đá chìm đáy nước. Lệnh giới nghiêm ban hành, đường sá dần dần vắng vẻ.

alt
24/3/1975 – Dân chúng di tản khỏi Đà Nẵng
Ðối diện sở tôi làm việc là Quân Trấn Ðà Nẵng. Tôi thường trông chừng hoạt động bên đó để đoán định tình hình. Ðèn vẫn sáng, lính vẫn còn canh gác, vẫn có người vô ra. Trong sân vẫn có xe M113 tăng cường. Ðêm đó, đang ngủ, tự nhiên tôi thức giấc vì những tiếng động khác thường. Nhìn đồng hồ: non một giờ sáng, đã bước qua ngày 29 Tháng Ba. Ngoài đường người đi lại nườm nượp, xuôi dòng về hướng Cổ Viện Chàm, có lẽ người ta đang tìm về cảng sông Hàn hoặc tìm đường qua Quận 3. Chạy ra cửa sổ, nhìn sang Quân Trấn, hai chiếc thiết vận xa đang nổ máy ầm ĩ và chuyển bánh. Các xe GMC 10 bánh và xe Dodge 4 cũng đang nổ máy, vợ con lính gọi nhau ơi ới, hối thúc lên xe. Tất cả những dấu hiệu khác thường đó cho tôi hiểu là ong vỡ tổ rồi. Tôi thức cả đại gia đình dậy, ai lo tư trang nấy, như đã sắp đặt từ trước, ôm ra xe. Trong sở có hai chiếc xe lớn, thuộc loại SUV ngày nay, là chiếc Ford Bronco và Ford Scout, và một chiếc du lịch hiệu Toyota Crown của sếp. Tôi lấy chiếc Bronco, để chiếc Scout cho gia đình Tr. Còn chiếc Toyota thì tay Ðàn, cận vệ của sếp thừa hưởng. Bởi ngoài ba người chúng tôi ra thì trong sở không có ai biết lái xe nữa mà giành. Tất cả anh em trong cư xá thấy tôi chuẩn bị chạy, cũng hối hả theo, mỗi người tự kiếm lấy phương tiện. Tôi giao cho cô em út chiếc Honda dame, và cô em vợ chiếc Yamaha dame, bảo, “Cô và dì cứ bám theo xe anh mà đi.” Vợ chồng cô em áp út thì đi theo xe của anh ruột chú ấy. Riêng chiếc Bronco nhét đến 16 người, gồm gia đình tôi 7 người và gia đình ông bà nhạc 9 người. Hẳn là hãng Ford không bao giờ nghĩ rằng chiếc Bronco của họ có thể chở đến chừng đó con người ta, trong đó, già nhất là bà ngoại vợ, 81 tuổi và bé nhất là thằng con trai ba tuổi của tôi! Tôi chống cửa sau lên, buộc thêm dây thật chắc làm tay vịn, và lật tấm bửng phía sau, bảo những người trẻ ngồi xây mặt ra sau, nắm lấy dây cho chặt, và cứ thế mà lên đường.
Người ta đi như trẩy hội, đó là người tị nạn trong các điểm tạm trú. Họ không có phương tiện gì khác ngoài đôi chân, thấy người ta đi thì mình ở không đành, và tôi nghĩ rằng có lẽ họ cũng không biết đi đâu. Chỉ trừ con nít, còn ai cũng mang, vác, hay xách một túi hành trang nào đó. Có những cái xách quá nặng, thì hai người cùng khiêng. Nhìn xuống phía bờ sông, trụ sở của cơ quan CORP đang bốc cháy rực trời. Không biết ai phóng hỏa. Chỗ này sau năm 1975, trở thành “Nhà chứng tích tội ác đế quốc Mỹ.” Tôi lái xe theo đường Ðộc lập để qua cầu Trịnh Minh Thế, tìm đường đến trại Chi Lăng của L. với hy vọng sẽ được đáp tàu xuôi Nam một cách an toàn. Càng ngược lên phía Tiên Sa thì tốc độ càng chậm, vì đường chật ních xe cộ và người ta. Tới gần Ngã Ba Sơn Chà, lại xuất hiện đoàn người ngược dòng, có vẻ như là tháo lui. Hỏi ra, là vì họ không tìm thấy tàu bè gì cả. Từ ngã ba này đi vào là căn cứ quân sự, ngày thường, có đến hai trạm gác, không dễ chi vào, nếu không có phép, vậy mà nay tôi lái xe đi ngon ơ, trong bụng đâm nghi. Ðến cổng trại Chi Lăng, cổng mở toang như đời thái bình, chẳng bóng dáng lính tráng chi cả. Tôi đậu xe bên đường, bảo mọi người ngồi trên xe chờ để tôi vào nhà xem thử ra sao. Vừa tính bước đi thì ba tôi (ông nhạc tôi) vỗ vai nói, “Khoan đã, con nên quay đầu xe trước cho sẵn sàng, để khi cần rút lui thì mình khỏi mất thì giờ, lúng túng.” Ðến bây giờ, nhớ lại giây phút đó, tôi vẫn phục ông già vợ thật là bình tĩnh và sáng suốt. Tôi đi thẳng vào nhà riêng của L. thì thấy có miếng giấy nhỏ dán ở cánh cửa, cáo lỗi đã không thể chờ đợi được như đã hẹn. Có lẽ L. không phải chỉ hẹn một mình tôi, và cái thư ngỏ vắn tắt kia cũng không nhằm chỉ gởi cho tôi. Sau này, khi gặp lại nhau trên đất Mỹ, tôi biết L. đã vào được Sàigòn, nhưng không thể đi xa hơn, để chịu số phận xuất ngoại bằng con tàu HO sau khi đã trả giá. Tôi ra xe, nói với ba tôi, “Thằng bạn của con, nó đi rồi. Bây giờ Ba ở đây, để con đi quanh quanh xem có tàu bè gì không.”
Tôi kéo theo chú em rể, vừa đi được một quãng ngắn thì đạn pháo chớp nổ bốn bề. Tôi chạy ngược về phía xe đậu, vừa chạy vừa la, “VC pháo kích, xuống xe, nằm xuống! nằm xuống!” Ðạn nổ ùng oành bốn phía. Tất cả mọi người đều xuống xe và nằm úp mặt xuống lề đường, chỉ trừ bà ngọai và thầy tôi (cha tôi), lúc đó đã 77. Cả hai người già ngồi xuống sàn xe, ôm đầu chịu trận. Cũng may không ai hề hấn gì. Khi đợt pháo kích tạm ngưng, tôi hô mọi người lên xe và quyết định quay về. Hai chiếc xe gắn máy bỏ lại bên đường. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời, tôi phóng xe liều lĩnh như mấy tay lái xe bạt mạng, lạng lách đủ kiểu để cướp đường, tránh mau ra khỏi vùng pháo kích.
Không biết chạy được bao lâu, ba tôi ngồi bên cạnh nói, “Tạm yên rồi, con.” Tôi giảm ga, tấp xe vào bên lề, ông chỉ tay về hướng cũ, nơi vẫn còn thấy ánh chớp và nghe tiếng nổ, nói, “Ở đó còn bị pháo, thiệt mình may mắn quá.”
Nhìn quanh, bây giờ là dòng nước chảy xuôi, nghĩa là người ta không kéo lên hướng Tiên Sa nữa, mà quay trở về. Tôi có cảm tưởng mọi người như đang đi trong một cơn mộng du, trong đó có tôi… Nghỉ một lát, lấy lại bình tĩnh, tôi lên xe, tiếp tục đường về. Qua khỏi Ngã ba Sơn chà thì xe phải chạy số 1, nhích từng bước, như xe đám ma, vì xe cộ và người ta chen chật mặt đường.
Qua khỏi ngã ba một đoạn chừng trên dưới một cây số, dòng xe và người dừng lại, có lẽ nghẽn tắt phía trước. Tôi bỗng nghe tiếng máy xe gầm rú và tiếng người ta thét huyên náo. Ngoái cổ nhìn lui, thiệt là khủng khiếp. Từ xa, hai chiếc xe tăng M48 đang cướp đường để đi, những xe nào không tránh kịp đều bị nó hất tung. Người ta la thét và dạt chạy tán loạn. Nhắm chừng, tôi biết xe tôi đang ở ngay trên lộ trình của chúng, nghĩa là mép đường bên trái. Nghĩ đến thảm cảnh gần hai chục con người ta trong xe sẽ trong chớp mắt làm mồi cho hai con thú điên trong khi xe tôi cũng như các xe khác không thể nhúc nhích tránh vào đâu được, con người tôi tưởng như có thể nổ tung ra. Một mặt tôi hô mọi người xuống xe, cố dạt tránh về bên phải, và thấy lề đường bên trái còn trống trải, xe tăng có thể dạt qua về bên ấy để lấy lối đi, tôi nhảy xuống xe, hướng về chiếc xe tăng lạy như tế sao, cứ lạy vài cái thì tay phải tôi lại ra dấu cho nó dạt ra, tôi làm như máy. miệng thì la, không nhớ là la cái gì, nhưng có lẽ kích động lắm, vì có hai ba người cũng nhảy ra làm như tôi… Có lẽ người lính lái xe tăng cũng còn một chút lương tri nào đó, cũng có thể số phận của đại gia đình chúng tôi và nhiều người khác chưa chết, để ngày hôm nay tôi có thể kể lại giây phút kinh hoàng đó, chiếc xe tăng đi đầu đổi hướng, dẫn theo chiếc xe sau. Tính ra, xích sắt của nó chỉ cách cái xe tôi không hơn một thước! Có lẽ đó là nỗi sợ hãi lớn nhất trong đời mà tôi đã gặp.
Thoát nạn xe tăng, dòng người và xe lại nhích lên từng bước. Còn cách cổng Tổng kho Ðà Nẵng chừng hai trăm thước, chợt nghe tiếng đại liên nổ đùng đùng như đụng trận; cả đoàn dừng lại, dáo dác. Theo hướng tiếng súng, tôi nhận ra hai chiếc thiết vận xa M113 đang nổ súng phá cửa của hai nhà kho lớn nằm quay mặt ra đường. Cửa sập, mạnh ai nấy chạy vào hôi của, dân có, lính có. Tôi nghĩ phải là người địa phương, vì chỉ địa phương mới có đủ bình tĩnh mà làm thế chứ dân chạy loạn thì còn lòng dạ đâu nữa. Không biết là hàng hóa gì, chỉ thấy người ta ôm ra từng két giấy, người một thùng, người hai thùng. Tôi nghĩ giá như vào lúc đó họ có phép hóa ba đầu sáu tay, chắc sướng lắm. Không biết là món hàng gì nhưng thấy có mấy cặp đang hung hăng giành nhau. Cặp thì đánh lộn nhau, cặp thì rượt nhau, người không lấy được cầm súng rượt người lấy được, nổ lên trời loạn xạ. Vượt qua khỏi khu vực Tổng kho thì tốc độ di chuyển gia tăng lên được một chút, chừng non mười cây số/giờ. Có lúc dừng lại, nhác thấy ở mé đường bên phải có Nguyễn Công L., tốt nghiệp ở Mỹ, làm việc cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Ðà Nẵng. L. hỏi tôi, “Sao? Cũng về à?” Tôi gật đầu và đưa tay cứa ngang cổ, ra dấu chấp nhận cái chết.
Có những lúc xe chạy chậm quá, ngồi trên xe ngột ngạt, mấy cô em vợ và bà xã tôi xuống xe đi bộ, nghe thoải mái hơn, bởi nhiều người cũng làm thế. Hai người lớn tuổi nhất trên xe là bà ngọai vợ và thầy tôi. Ông cụ bị huyết áp. Vì vậy, cứ một lúc, tôi phải xem chừng và hỏi thăm sức khỏe. Ðến lúc thấy câu trả lời của ông cụ có vẻ yếu ớt và sắc mặt đỏ hồng, tôi biết là không xong và giận mình quên không chuẩn bị thuốc hạ huyết áp.
Chỉ còn chừng năm chục thước nữa là qua khỏi cầu mới – chiếc cầu song song với cầu Trịnh Minh Thế, do công binh Mỹ xây – thì xe tắt máy. Tưởng là hết xăng, té ra không phải, overheat! Khói tỏa ra ở đầu máy khét lẹt. Tôi hô mấy cô em vợ và hai người giúp việc xuống đẩy xe để cho tôi lái qua khỏi cầu. Ở chân cầu bên phải là bãi ủi của tàu LST, vô số lính TQLC chạy tới chạy lui, và không biết xăng ở đâu mà đổ lênh láng ra thấu ngoài đường! Thật là phép lạ, không có ai hút thuốc.
Vừa quẹo phải đường Triệu Nữ Vương một đoạn ngắn thì chiếc xe chịu chết. Một cây cột điện bị xe ủi sập (?)nằm chắn ngang đường, y như một cây cản bằng bê tông. Lề đường sát ngay hàng rào nhà người ta, không nhúc nhích vào đâu được. Ðang phân vân tính kế thì một đoàn người và xe của TQLC ào ào đi tới. Thấy chiếc xe tôi cản đường, nhiều tiếng chửi thề vang lên. Có ông nào đó nóng nảy la lên, “bắn mẹ nó đi, mà đi.” Tôi nói, “Mấy anh bắn tôi thì có được ích chi. Chi bằng mỗi anh xúm vô một tay, nhấc bổng cái xe tôi qua khỏi cây cột điện, tôi tấp vào lề là mấy anh có đường đi ngay.” Có tiếng hô, “Phải đó, dô tụi bây!” Lập tức, chiếc Bronco của tôi được đưa qua khỏi cái cột điện như có phép Tề Thiên. Ðang đứng chùi mồ hôi trán, tính kế làm sao về đến nhà kịp thời để cứu ông cụ đây, thì chợt thấy cách chừng hai chục thước, có người đang loay hoay bên một chiếc Dodge 4 đang đậu trong sân. Tôi chạy vội đến làm quen:
“Anh ơi, anh sắp sửa đi đâu phải không?”
Phải, tôi sắp đưa gia đình về lại nhà ở Thạch Thang. Chạy không được thì về nhà, tính sau, chứ đi thế này nguy hiểm lắm, vợ con đùm đề. Tôi vừa ghé vô đây để xin nước đổ xe thì cây cột điện bị xe M113 ủi sập, may quá.
“Tôi cũng như anh, chạy không được phải về, nhưng giờ xe bị cháy máy. Thuận đường về, anh kéo giúp cho xe tôi đến trước Quân Trấn được không?”
“Ðược được, chuyện dễ mà, nhưng tôi không có dây kéo.”
“Ðể tôi đi kiếm.”
Nói thế chứ cũng không biết kiếm đâu. Vừa may, chợt thấy bên kia đường một cái dù, loại dù thả tiếp liệu, đang nằm vắt nửa trên vỉa hè, nửa dưới lề đường. Chạy băng qua đường, rút con dao xếp ba lưỡi bén ngót trong túi ra, tôi cắt ngay một sợi dây đai mang về. Cũng may là tôi thủ sẵn con dao để phòng lúc cần dùng khi chạy loạn nên mới có cái để mà cắt loại dây này, chứ lấy răng mà cắn cũng không dễ chi đứt sợi dây dù, huống là loại dây đai to bản. Vừa chạy băng qua đường tôi vừa la:
“Có dây rồi!”
“Ðâu? đâu? A, được đó. Xe anh ở đâu?”
“Nằm chết kia kìa. Anh làm ơn de xe anh lui gần xe tôi thì mới cột dây được.”
Xe chạy đến gần Cổ Viện Chàm thì phải nép bên đường bởi ở phía đường Ðộc Lập có bốn năm chiếc xe cắm cờ xanh đỏ của MTGPMN và cờ đỏ sao vàng, chất đầy thanh niên nam nữ, đang ào ào chạy tới, với tiếng loa oang oang. Lắng nghe, thì biết đây là thành phần “nhân dân khởi nghĩa,” họ đang kêu gọi dân chúng treo cờ “Mặt trận” để đón “bộ đội giải phóng” và yêu cầu “ngụy quân” buông súng, đem súng nạp cho “cách mạng.” Toàn cả chữ nghe lạ tai. Một người bên đường tỏ ra thông thạo, “Họ về tới Ðò Xu rồi, mấy xe đó đi đón bộ đội giải phóng đó.” Khi quyết định trở về và chấp nhận mọi hậu quả của nó, tôi thấy lòng bình tĩnh lạ thường, nên khi thấy, nghe những điều như thế, tôi chẳng thấy xúc động chút nào, xem như việc phải thế. Hình như tâm lý đang ở trạng thái bão hòa; có lẽ khi cái động đã lên đến cùng cực thì biến thành cái tĩnh.
Mười phút sau thì xe về đến nhà. Bấy giờ mới kịp nhìn kỹ ân nhân: một trung sĩ, trạc tuổi tôi. Tôi hỏi tên và hỏi nhà để sau này tới thăm cảm ơn, nhưng anh ta xua tay, “Giúp chút chút vậy thôi, có gì đâu mà anh cảm ơn,” rồi cười, lên xe phóng đi mất. Ông cụ tôi gần như bất tỉnh, chỉ còn thở thoi thóp, hỏi không nói, gọi không trả lời. Trong cứ xá, anh em nhân viên chạy không được cũng lục tục trở về trước cả tôi nữa… Hai ba người chạy ra giúp tôi đưa ông cụ vào nhà. Vừa may Bác Sĩ Tôn Thất S., y sĩ của Liên Ðoàn 8 CB, vốn là bạn mà cũng là hàng xóm gần gũi, chạy không lọt cũng vừa về tới nơi. Ông cụ tôi đã được cấp cứu kịp thời. Tính ra, chúng tôi đã mất 11 tiếng đồng hồ để đi từ ngã tư Ðộc Lập/Thống Nhất qua đến Tiên Sa rồi trở về, một lộ trình chỉ dài chừng 20km đi về, mà nghe thăm thẳm âu lo và kinh hoàng.
Thấy ông cụ nằm ngủ bình yên, và trong nhà, nam phụ lão ấu tuy mệt nhưng an toàn, tôi tôi khoan khoái đốt một điếu thuốc ngồi thở khói, lòng thanh thản lạ thường, không cần biết cái gì sẽ đến với mình, với gia đình mình, có thể lát nữa đây hay ngày mai. Cửa mở, anh Thôi, người tài xế của sở, có nhà ở Thanh Khê, vào nhà, hốt hoảng nói với tôi, “Họ vô tới Thanh Khê rồi, tui lấy xe đạp vô đây coi ông đã đi được chưa. Giờ ông tính sao?” Tôi cười, “Tính rồi mà không được nên mới ngồi đây chớ. Thôi, từ giờ trở đi hết ông rồi, đừng kêu ông nữa nghe. Anh mà còn kêu ông là anh hại tôi đó!” Anh Thôi nhăn mặt, “Ông nói chi tội tui rứa!” Xin lỗi anh Thôi, cuốn sách đời của chúng ta dày hay mỏng, có khi hay hoặc có khi dở, tùy phận người, và dù muốn dù không, có lúc chúng ta cũng phải dở qua trang khác.

Võ Hương An

Thursday, March 19, 2015

Tháng 3 Gẫy Súng

# 3/12-- Chiếc xà lan( barge) chở đầy dân Miền Trung VNCH đang rời khỏi cảng Đà nẵng ngày 01-04-1975

 # 4/12--Tàu chở TQLC QLVNCH & dân di tản sắp vào cảng Cam ranh từ Đà nẵng đến

 # 5/12-- Tàu di tản tháng 4-1975 di chuyển gần đảo Côn sơn

 # 6/12-- Dân di tản cố lội ra biển để gần chiếc tàu đang neo đậu để mong được leo lên tàu thoát khỏi Việt cộng đang truy đuổi trên bờ. (The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975 - Exodus. ; Photo by Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

 # 7/12--Dân chúng dùng đủ mọi phương tiện vận chuyển đường bộ để di tản nhanh chóng trước khi Việt cộng đến

 # 8/12 --Nhân viên & dân chúng xếp hàng bên ngoài Tòa Đại sứ Hoa kỳ tại Thủ đô Sài gòn của VNCH để nộp gấy tờ cần thiết xin ra khỏi Việt nam bằng phi cơ ; (Saigon 1975 - Embassy of the United States.)

 # 9/12 --Người dân thoát khỏi sự truy đuổi của Việt cộng đã lên được tàu thủy , họ đem theo bất kỳ thứ gì mang theo được, kể cả xe gắn máy
Tàu HQ-504 Hải quân QLVNCH đã đến cảng Vũng tàu, với 7000 dân di tản chen chúc nhau Trên 20.000 di tản từ Huế , Đà nẵng, Nha trang Vịnh Cam ranh đã đến Vũng tàu , cảng duy nhất còn dưới quyền kiểm soát của chính phủ VNCH (Photo credit should read STAFF/AFP/Getty Images; & (The Fall of Saigon, Vietnam in April, 1975)


 # 10/12--Đoàn xe di tản trên đường 7B từ Phú bổn đi Tuy hòa cuối tháng 3-1975 trong cuộc di tản rút bỏ cao nguyên thuộc khu vực trách nhiêm của Quân đoàn II QLVNCH

 # 11/12-- Sau khi đã được di tản ra khỏi VN , một hàng người tị nạn Việt rời khỏi trực thăng MHM-463 đựoc hướng dẫn đến khu tạm cư của họ. Nguồn: (“Operation Frequent Wind” http://www.freerepublic.com/focus/f-vetscor/1393382/replies?c=2. )

 # 12/12-- Ngày 8 tháng 3 năm 1999 , hai ngày trước kỷ niệm ngày mất Ban Mê Thuột( 10-03-1975 ) cách đó 24 năm , Tổng thống Gerald Ford ,vị Tông Tư lệnh tối cao của Quân lực Hoa kỳ trong thời gian Sài gòn thất thủ đã nói :
“Ngày Sài gòn thất thủ có lẽ là ngày hãi hùng nhất trong cượng vị Tổng thống đối vơi tôi. Tôi nghĩ là chúng ta đã thực hiện một nỗ lực rất hào hùng và chúng ta đã làm được những gì tôt đẹp nhất trong một tình huống tồi tệ nhất. Tôi nhìn biến cố đó như là một nỗi buồn của một sự rút chạy mà tôi sẽ không bao giờ quên .” ( Cựu Tông thống Gerald Ford, Newsweek Magazine, 08-03-1999 )


 # 2/12-- Trẻ em mồ côi tại các cônhi viện Sài gòn được Không lực Hoa kỳ dùng máy bay C-135 di tản ra khỏi Việt nam cuối tháng 4-1975(Operation Baby Lift Orphans)

Tuesday, March 17, 2015

Tháng 3-2015 Ðừng Quên Tháng 3-1972

 TQLC/VNCH trong Mùa Hè Đỏ Lữa 1972
 
Việt Cộng Tàn Sát Ðồng Bào Trong Mùa Hè Ðỏ Lửa
Mường Giang

             Tờ mờ sáng chúa nhật 26-6-1950, bảy sư đoàn bộ binh Bắc Hàn, với quân số tổng cộng hơn 90.000 người, được yểm trợ bởi một lữ đoàn thiết giáp, gồm 150 chiến xa T-34 của Nga Sô và lực lượng không quân hùng mạnh với 135 chiếc oanh tạc cơ cùng chiến đấu cơ. Tất cả ngang ngược vượt đường ranh ngăn đôi tạm thời hai nước Triều Tiên, tại vỹ tuyến 38 để tấn công Nam Hàn.

        Hai mươi hai năm sau đó vào giữa trưa ngày 30-3-1972, nhằm mùa lễ Phục sinh của người Thiên Chúa Giáo, cũng là ngày thứ năm của tuần Thánh Holly Thursday. Lợi dụng mọi người đang xem lễ, cầu nguyện trong những giờ phút thiêng liêng, như dịp Tết Mậu Thân 1968. Cọng sản Ðệ tam quốc tế Bắc Việt, mở một cuộc tấn công ác liệt nhất trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ 2 (1955-1975) vào khắp lãnh thổ VNCH. Chỉ riêng mặt trận giới tuyến, Hà Nội đã xử dụng một lực lượng quân sự vô cùng hùng hậu trên 40.000 người, gồm các sư đoàn chủ lực 304,308, năm trung đoàn biệt lập của B-5 là 126,31,246,270, đặc công, hai trung đoàn chiến xa mang số 203,204 gần 400 chiếc và năm trung đoàn pháo binh nặng. Tất cả đồng loạt vượt sông Bến Hải tràn qua khu phi quân sự, pháo tập và tấn công biển người vào lãnh thổ VNCH tại tỉnh Quảng Trị.

        Hai trận chiến trên rất giống nhau và cũng khác nhau, giồng vì cả hai hiệp định ngưng chiến Cao Ly và Việt Nam, đều do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, được ký tại Postdam (7-1945) và Genève ( 20-7-1954), trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Bắc Việt ký vào văn bản. Còn hai nạn nhân là Nam Hàn và Nam Việt, chỉ đứng chầu rìa lơ láo bên lề hội nghị, để nuốt máu lệ và nổi nhục nhược tiểu mà thội.

             Riêng Bắc Hàn và Bắc Việt đều là chư hầu của Nga-Tàu, trước sau và tới bây giờ vẫn là những đảng cọng sản quốc tế còn sót lại, cuồng tín, cuồng sát và hung hăn hiếu chiến, không thua gì Trung Cộng. Tất cả những thảm họa chiến tranh, từ mấy chục năm qua trên bán đảo Dông Dương và Triều Tiên, cũng đều do hai nước cọng sản này gây nên, qua sự chỉ đạo của đàn anh Nga-Tàu cùng khối xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt, đó là ngay khi Bắc Hàn hùng hổ lộng hành tràn qua vỹ tuyến 38, thì lập tức bị Mỹ và LHQ đánh đuổi trở lại bên kia giới tuyến. Nhưng đối với hành động xâm lăng trắng trợn của Bắc Việt thì lại khác, chẳng những không bị các nước đồng chủ tịch , tại hội nghi Genève 1954 phản đối , mà ngay cả tổ chức Liên Hiệp Quốc cũng im re. Còn Mỹ thì có gì để nóí, khi Nixon và Kissiger đã quyết định bỏ chạy khỏi VN. Bởi vậy, Hà Nội càng hung hăng tàn bạo, táng tận lương tâm, pháo tập, trực xa, chém giết thẳng tay hàng vạn đồng bào vô tội, bị kẹt trong vùng lửa khói giao tranh, trên khắp các nẽo đường đất nước, mà kinh khiếp và tàn nhẫn nhất, chắc chắn không đâu có thể sánh nổi với đoạn đường chín cây số, từ quận Hải Lăng về Mỹ Chánh, thuộc tỉnh Quảng Trị.

        Ngậm máu phun người trước dơ miêng mình, đặt chuyện chụp mũ Mỹ và quân Lực VNCH trong chiến tranh, là một sự tuyên truyền rất rẽ tiền của Bắc Việt, chẳng những từ trước năm 1975, mà sau nay các văn nô Hà Nội, trong đó có cán gái Dương Thu Hương ( tiểu thuyết Vô Ðề), đều là chuyện bình thường và xảy ra hằng ngày như cơm bửa. Bởi vậy giờ đâu còn ai tin những chuyện QLVNCH hãm hiếp, bắn giết tù binh VC, hay những chuyện quân đội Hoa Kỳ bắn giết bừa bãi thường dân Việt tại Mỹ Lai-Quảng Ngãi hay mới đây là chuyện Mỹ gài mìn trên cầu Nogunri ở Bắc Hàn vào tháng 7-1950 trước khi rút lui, làm thiệt mạng thường dân trên đường chạy loạn hay có thể bị Bắc Cao, xua đi đầu dọn bãi mìn, như Bắc Việt từng làm tại An Lộc, Bình Ðinh, KonTum.. Nhưng dù có chạy tội cách nào chăng nữa, thì đoạn đường xương trắng máu hồng từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, cũng đã trở nên Ðại Lộ Kinh Hoàng, ngàn đời muôn kiếp, trong bia miệng, bia đời và những trang sử của VN cùng Nhân Loại.

             Hãy đọc G.H. Turley, nguyên Ðại Tá cố vấn TQLC, trong tác phẩm The Easter Offensive, thuật lại lời Thiếu Tá Mỹ tên Sheridan vốn là một nhân chứng trong đoàn quân di tản khỏi thành phố Quảng Trị ‘ không ngờ tôi đã làm nhân chứng, cho một hình ảnh thãm khốc, của cuộc chiến VN. Các pháo thủ, bộ đội Bắc Việt, với lý do mà tôi không thể nào giải thích nổi , khi tập trung các loại pháo nặng , thiết giáp để trực xạ vào đoàn người di tản. Khiến cho hàng ngàn người đã gục chết oan khiên, trong đó phần lớn là người già yếu, đàn bà và trẻ nít .. ‘.Còn ký giả A.R.Isaaca thì viết ‘vào tháng 6-1972, tôi theo lực lượng Nhảy Dù của VNCH trở lại tái chiếm Quảng Trị. nên được tận mắt nhìn thấy những thảm họa của đồng bào khi chạy lánh nạn trên Ðại Lộ Kinh Hòang. Kéo dài hàng chục dặm trên đoạn đường bi thiết trên, toàn là những xác xe cộ, trong đó nhiều chiếc còn nguyên tử thi của các nạn nhân. Tất cả đã biến dạng sau hai tháng dầi dầu chịu đựng mưa nắng. Dù quân sĩ cố gắng chôn cất cho họ, nhưng vì quá nhiều, nên vẫn còn nhiều xác kẹt trong xe,suốt hai bên đường quốc lộ số 1 ‘.

            Nhưng diễn tả đúng mức sự tàn ác dã man có một không hai của bộ đội Bắc Việt, nhắm vào đồng bào mình, là nhà văn quân đội Phan Nhật Nam trong tác phẩm Mùa hè đỏ lửa 1972 ‘ sự chết trên 9 cây số đường này, là chín cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá và vạn vật chết trong lòng ánh sáng, thứ ánh sáng có mùi người.. ’ ’.Thê thảm quá, bất lương ghê cho chiến tranh không biên giới va những người Việt Cộng do Hồ Chí Minh ươn trồng, không còn một chút tình VN và hơi hám của con người đi bằng hai chân biết nói.

1-Quảng Trị, miền địa đầu giới tuyến :

        Tỉnh Quảng Trị nằm ngay địa đầu giới tuyến ngăn đôi đất nước bởi dòng Bến Hải. Ðây là một con sông nhỏ phát nguyên từ dãy Trường Sơn, chảy ra Ðông Hải tại cửa Tùng. Tỉnh bắc giáp quận Vĩnh Linh phía bên kia giới tuyền, tây giáp Lào, phiá nam là tỉnh Thừa Thiên và phía đông là biển. Trước khi xãy ra trận mùa hè năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích 3966 km2, dân số 270.984 người. Sau khi kết thúc trận chiến mùa hè vào tháng 9-1972, diện tích Quảng Trị chỉ còn có 164.900 km2, với ba quận Triệu Phong, Mai lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số tới 202.338 người. Ðiều này cho thấy, Bắc Việt gây chiến tranh, chỉ chiếm được đất chứ không bao giờ thu phục được nhân tâm, bởi sự tàn ác dã man của bộ đội miền bắc, đi tới tâu, thì đồng bào đều phải bỏ của để chạy lấy mạng.

        Rừng núi Trường Sơn chiếm 2/3 lãnh thổ tỉnh, chạy dài từ bắc tới nam. Tỉnh có ba con sông chính là Bến Hải, Thạch Hản và Mỹ Chánh mà cả ba đã vô tình qua sự sắp xép của lịch sử, trở thành ba con sông biên giới trong các giai đoạn chiến tranh VN . Tỉnh còn có hai quốc lộ 1 và 9, cũng là hai chứng tích lịch sử về việc đồng bào chiến nạn tỉnh Quảng Trị bị thảm sát.

        Quảng Trị du nhập vào Mẹ VN từ năm 1069 khi vua Lý Thánh Tôn, thân chinh đánh Chiêm Thành bắt được vua Chàm là Chế Củ. Ðể chuộc mạng, vua dâng ba châu Ðịa Lý, Ma Linh và Bố Chánh (tức Quảng Bình và một phần Quảng Trị ngày nay ). Sau đó vào năm 1306 Huyền Trân Công Chúa vì nước quên mình, chịu gã cho vua Chế Mân, để đem về cho Ðại Việt hai châu Ô và Lý. Hai châu này sau đó được vua Trần Nhân Tông, đổi thành đất Thuận-Hóa vào năm 1307. Các quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lặng ngày nay là đất Hóa thời nhà Trần. Quảng Trị cũng là đất khởi nghiệp của Họ Nguyễn, khi Chúa Nguyễn Hòang được vào trấn thủ Thuận Hóa vào tháng 10 năm Mậu Ngọ (1588). Ông lập dinh tại Ái Tử, quận Triệu Phong. Vì là đất cổ của Ðại Việt, nên Quảng Trị có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Trần Nhật Duật, thành Tân Sở nơi vua Hàm Nghi xuất bôn xuống hịch Cần Vương chống Pháp vào năm 1885, Vương Cung Thánh Ðường La Vang (Mai Lĩnh), cổ thành Ðinh Công Tráng.

        Thành cổ Ðinh Cộng Tráng được xây dựng từ năm 1823 thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn đắp bằng đất. Năm 1838, thành được xây lại bằng đá gạch, với chu vi 481 trượng 6 thước, cao 1 trượng, dày 3 trượng. Thành có 4 cửa, chung quanh được bao bọc bởi vòng hào , rộng 4 thước, sâu 8 thước. Trước năm 1972, thành cổ là doanh trại của sư đoàn 101 không kỵ Hoa Kỳ. Vào năm 1972, trong cổ thành có Tiểu Khu Quảng Trị và Bộ Tư Lệnh của Sư đoàn 3 bộ binh. Tóm lại đây là một công thự phòng thủ quân sự kiên cố, nhất là trung tâm hành quân của tướng Vũ Văn Giai tư lệnh SD3BB, cũng là tư lệnh chiến trường miền giới tuyến Quảng Trị, trong trận mùa hè năm 1972.

        Làm như để đáp ứng cùng với chính phủ Hoa Kỳ trong các cuộc họp mật khi quân Mỹ lần lượt rút khỏi Nam VN, cọng sản Bắc Việt cũng đóng kịch giảm quân và cường độ tấn công vùng giới tuyến, so với những năm về trước. Do trên, các cấp lãnh đạo VNCH, từ trung ương tới quân đoàn I, đã tin tưởng là Hà Nội sẽ chẳng bao giờ có ý đồ tấn công qua sông Bến Hải. Ðây chính là lý do đã giao trọng trách phòng thủ miền giới tuyến, cho một sư đoàn bộ binh tân lập, chỉ mới hính thành được vài tháng. Ðó là sư đoàn 3 bộ binh, thành lập cuối năm 1971 có quân số vào khoảng 11.203 người. Trong các đơn vị cơ hửu, chỉ có Trung Ðoàn 2 BB rất thiện chiến, vì là một đơn vị tác chiến lâu đời của Sư đoàn 1 BB lừng danh miền giới tuyến. Riêng hai trung đoàn 56 và 57 tân lập mà quân số được bổ sung, từ các lao công đào binh, quân dịch và các đơn vị DPQ + NQ Vùng 1 chiến thuật.. Sư đoàn cũng chưa có kinh nghiệm hành quân và tác chiến cấp vùng..

            Quảng Trị lúc đó, được tăng phái thêm Lữ đoàn 147 TQLC của Trung Tá Nguyễn Năng Bảo đóng tại Mai Lộc về phía tây tỉnh, với trách nhiệm phòng thủ các căn cứ Ba Hô, Sarge, Holcomb và Phượng Hoàng. Riêng SD3BB phòng thủ vỹ tuyến : Trung đoàn 56BB đóng trong căn cứ hỏa lực Carroll lớn nhất tỉnh, do Trung Tá Phạm văn Ðính chỉ huy trách nhiệm phòng thủ các căn cứ Fuller, Khe Gió tiếp cận với Lử đoàn 147 TQLC.. Trung đoàn 2 BB đóng tại căn cứ A-4 (Cồn Thiên) và Trung đoàn 57BB trách nhiệm căn cứ C-1 (Gio Linh), chạy tới cầu Hiền Lương trên quốc lộ 1, về tới căn cứ Ái Tử.. Phía bên kia quốc lộ tới biển, do lực lượng DPQ+NQ tỉnh Quảng Trị bảo vệ.

2-Trận chiến mùa hè 1972 tại Quảng Trị :

        Ðúng 12 giờ trưa ngày 30-3-1972, đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng tư lệnh quân đội miền Bắc khai pháo mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ, xua 40.000 quân vượt vỹ tuyến 17, cũng là con sông Bến Hải, tấn công QLVNCH trong tỉnh Quảng Trị. Ðể mở đường qua sông, , pháo binh cọng sản, vói các loại đại bác nòng dài 130 ly, cũng như hỏa tiển 122 ly, từ Vĩnh Linh bên kia cầu Hiền Lương, đồng loạt bắn phá tất cả các căn cứ hỏa lực của VNCH, với mức độ tàn phá kinh khủng chưa từng có.

             Ngay lúc hai Trung đoàn 2 và 56/SD3BB đang hoán chuyển vùng, nên bị tổn thất nặng nề về nhân mạng, đồng thời làm cho tinh thần binh sĩ nhất là Trung đoàn 56 giao động mạnh và hoảng sợ. Sau đó bộ binh, chiến xa Bắc Việt, từ bốn hướng tấn công đồng loạt, mục đích không cho QLVNCH tiếp ứng lẫn nhau, khiến cho các căn cứ hỏa lực lần lượt thất thủ, vì pháo kích và các cuộc tấn công biển người.. Tuy nhiên quân cọng sản cũng vấp phải sự chống cự mãnh liệt khắp nơi, nhất là tại các căn cứ của Lữ đoàn 147 TQLC và Trung đoàn 2BB. trấn giữ. Ðại chiến long trời lỡ đất khắp nơi tại Quảng Trị, dù được khẩn báo về Sài Gòn và Ðà Nẳng, nhưng lúc đó dường như cả hai cấp chỉ huy quân sự cao nhất, vẫn còn chưa tìn là Hà Nội dám vượt sông Bến Hải. Chính điều này, đã làm cho bao nhiêu sinh mạng của đồng bào và người lính, chịu thương vong oan khiên , trên các con đường di tản trước biển giặc.

        Mãi tới 6 giờ chiều ngày 30-3-1972, Lử đoàn 258 TQLC và Thiết đoàn 20 chiến xa M48 mới được tăng cường cho SD3BB tại mặt trận Ðông Hà. Ngay lúc đó, SD308 cọng sản đang tấn công Tiểu đoàn 4 TQLC tại hai căn cứ Sarge và đỉnh núi Ba Hô. Còn SD304 thì tấn công Tiểu đoàn 8 TQLC tại căn cứ Holcomb. Thời tiết lại quá xấu, nên không quân không thể yểm trợ hỏa lực cho các căn cứ trên, còn hải pháo cũng chỉ yểm trợ tới các căn cứ hỏa lực ở phía đông gần biển mà thôi. Riêng các Pháo đội đại bác 105,155 kể cả 175 ly của VNCH, cũng không thể đương đầu nổi với hàng trăm khẩu pháo nặng 130 ly của Bắc Việt.

        Rồi thì căn cứ Ái Tử, nơi đặt Bộ Chỉ Huy tiền phương của SD3BB cũng bị pháo kích nặng nề. Ðồng bào từ các quận Cam Lộ, Hương Hóa, Gio Linh, Ðông Hà, bất kể Kinh hay Thượng, ùn ùn bỏ làng xóm, tài sản, kéo nhau chạy về thành phố Quảng Trị để trốn lánh chiến họa. Trên đường đào sanh, hằng ngàn người đã làm mồi cho đạn pháo bình và thiết giáp của bộ đội miền Bắc, gây thêm rối loạn cho các đơn vị của ta, vì vừa phải bảo vệ cho dân chúng, lại vừa chiến đấu với giặc trong cơn nguy ngập.. Ðạn pháo của địch càng lúc càng dữ tợn, hung tàn, phá hết tất cả , không cần phân biệt xóm làng, chùa nhà thờ, dân lính, thành phố đông người. Do đó trong phút chốc, những khu đông dân như Cam Lộ, Ðông Hà trở thành địa ngục trần gian đau khổ, mà không một ai có thể ngờ tới.

        Ngày 31-3, căn cứ hỏa lực của TD4 TQLC tại núi Ba Hô và Sarge bị tràn ngập, phải di tản vào lúc 9 giờ 40 tối, sau khi hứng chịu nhiều thương vong. Ngày 1-4, các căn cứ Ðông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng cọng sản vẫn chưa chiếm được, nhờ hải pháo của Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ, từ ngoài khơi Quảng Trị , bắn vào yểm trợ., trong lúc thời tiết càng xấu thêm, nên không quân không thể yểm trợ hữu hiệu. Bởi vậy lần lượt các căn cứ hỏa lực A-1, A-2, A-3, A-4 do SD3BB trấn giữ , bị tấn chiếm, còn căn cứ Fuller và Khe Gió thì di tản chiến thuật. Căn cứ Holcomb của TD8TQLC , bị tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya đêm 2-4. Tình hình chiến sự rối loạn khắp nơi, cùng lúc tình cảnh của dân chúng chạy loạn cũng vô cùng thê thảm , khiên cho các cấp chỉ huy của SD3BB và Tiểu Khu Quảng Trị, gần như bó tay, vì không tìm ra kế hoạch nào, để ổn định tình thế.

        Rồi Bộ Tư Lệnh tiền phương của SD3BB được lệnh rút về thành phố Quảng Trị. Lử đoàn 258 TQLC, được tăng cường thêm TD3PB/TQLC và TD7TQLC, lãnh thêm nhiệm vụ phòng thủ căn cứ Ái Tử. Trong lúc đó căn cứ hỏa lực Carroll của Trung đoàn 56 BB bị vây khổn nhưng không có quân tiếp viện. Trung đoàn 57 cũng được lệnh bỏ căn cứ Gio Linh, rút về bờ nam Ðông Hà, để lại cho giặc nhiều khẩu đại bác 155 ly.

        6 giờ 30 sáng ngày 2-4-1972, bổng có tin TQLC Hoa Kỳ đã đổ bộ vào bờ biển Quảng Trị, để tiếp viện cho QLVNCH. Tin trên làm cho quân dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi nhưng Hà Nội biết trước là tin vịt, nên càng tấn công mạnh khắp nơi. Cùng ngày TD3TQLC và Thiết đoàn 20 chiến xa M48, được lệnh giữ cầu Ðông Hà. Trận chiến trở nên ác liệt, vì bộ đội và chiến xa cọng sản, chuẩn bị vượt cầu Ðông Hà. Ngày 3-4, Trung Ðoàn 2BB bị bộ đội Bắc Việt truy đuổi khi rút về Cam Lộ, nên không kịp dùng mìn phá cầu. Tại căn cứ Carroll, do Trung Tá Phạm Văn Ðính chỉ huy, gồm Trung đoàn 56BB, các pháo đội diện địa, TD1 Pháo binh TQLC, tổng cộng quân số trên 2000 người, kéo cờ trắng đầu hàng quân Bắc Việt. Ðây là trường hợp duy nhất, trong cuộc chiến Ðông Dương lần 2. Tình hình đã quá nguy ngập, nên cầu Ðông Hà được lệnh giật xập, chận được bước tiến của giặc trong một thời gian ngắn. Lử đoàn 369 TQLC lại được tăng cường thêm cho Quảng Trị.

        Ngày 4-4, Lử đoàn 147 TQLC cũng phải bỏ luôn căn cứ Mai Lộc, vì không chịu nổi pháo kích và chiến thuật tấn công biển người. Vì quân số bị hao hụt quá nhiều, nên lử đoàn này được lệnh về Huế bổ sung và tái trang bị.. Riêng TD7 TQLC vì quân số còn nguyên vẹn, nên được lệnh giự còn đường huyết mạch QL số 1, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh. Như vậy về phía tây, chỉ còn có TD1 TQLC, trấn giữ căn cứ Phượng Hoàng, làm tiền đồn, bảo vệ thành phố mà thôi.

        Do tình hình quá khẩn cấp và nguy ngập, nên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1 tăng cường thêm cho Quảng Trị nhiều đơn vị. Như vậy tính đến ngày 5-4, chiến trường này có 2 Trung đoàn bộ binh của SD3 là 2 và 57, hai Lử đoàn 258 và 369 TQLC, bốn Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân, hai Thiết đoàn 17 (M113) và 20 (M48), 24 Tiểu đoàn Ðịa Phương Quân + NQ và 8 Tiểu đoàn Pháo binh. Nhưng vì lệnh chỉ huy không thống nhất, giửa Tướng Hoàng Xuân Lãm (Tư lệnh QÐ1) từ Ðà Nẳng và Chuẩn tướng Vũ Văn Gian (Tư lệnh SD3BB) tại chiến trường, khiến cho tình thế đã không được ổn định, mà càng gây thêm rắc rối trên khắp các mặt trận. Cuối cùng Quảng Trị đã thất thủ, chỉ sau mấy ngày bị pháo kích, đã ban lệnh di tản.

        Ngày 8-4, sau mấy ngày bị tổn thất vì mưa pháo, TD 3 TQLC phải hoán chuyển về Ái Tử và Biệt Ðộng Quân ra thay thế giữ bờ nam Ðông Hà. Tại căn cứ Phượng Hoàng, cọng sản đã thảm bại khi trực chiến với TD6 TQLC, thiệt hại hơn một trung đoàn bộ đội, 21 chiến xa T54 bị cháy, phần lớn do Không quân Việt-Mỷ oanh kích, bãi mìn cùng pháo binh. Hai chiếc T54 khac bị bắt sống đem về thành phố Quảng Trị. Nhưng sau đó, TD6 TQLCH cũng được lệnh bỏ căn cứ Phượng Hoàng vào ngày 12-4.

             Một cuộc hành quân đại qui mô do Trung tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ Huy, mang tên Quang Trung 729, khai diễn ngày 14-4 với mục đích tái chiếm các căn cứ ở phía tây đã mất. Cùng lúc, cọng sản Bắc Việt đã mở ba cuộc tấn công lớn vào Ái Tử, Ðông Hà và căn cứ Anne ở phía nam, đối diện với quận Hải Lăng. Mục đích là muốn cắt đứt con đường huyết mạch của QLVNCH, từ Quảng Trị về Huế. Ðể chống lại âm mưu trên, tướng Giai chia các lực lượng đang tham chiến tại đây thành 5 chiến đoàn đặc nhiệm : Trung đoàn 57 BB giữ bờ nam sông Ðông Hà. Thiết đoàn 1 + 20 + 2 Lừ Ðoàn 4,5 BDQ do Ðại tá chỉ huy trưởng LD1 TG chỉ huy, tái chiếm căn cứ Carroll. Lử đoàn 258 TQLC từ Ái Tử, tái chiếm căn cứ Mai lộc. Trung đoàn 2BB giữ mặt trận từ Ba Lòng tới bờ tây sông Thạch Hản, ngăn không cho quân Bắc Việt tấn công thành phố. Cuối cùng là Liên Ðoàn I BDQ, gồm các Tiểu đoàn 21, 37 và 77, giữ con đường huyết mạch từ Quảng trị tới quận Hải Lăng. Chiến cuộc thật sự bùng nổ lớn, tất cả các cánh quân đều chạm địch và bị pháo kích nặng nề. Bởi vậy thay vì quân ta tấn công, lại bị giặc đẩy ngược về phía thành phố . Trong số này, nguy khổn nhất là cánh quân của LD5 BDQ và Thiết đoàn 20 chiến xa. Tuy nhiến tính đến ngày 18-4, các đơn vị của QLVNCH vẫn còn giữ vửng đựợc các vị trí chịu trách nhiệm.

        Ngày 22-4, Lử đoàn 147 TQLC sau khi được bổ sung và tái trang bị, đuợc lệnh trở ra Quảng Trị, thay thế LD 258 TQLC phòng thủ căn cứ Aí Tử. Trong đêm CS pháo kích làm nổ kho tiếp liệu của SD3BB tại La Vang , trong đó có kho xăng dầu và cả một đoàn xe tiếp tế quân trang dụng của Bộ Chỉ Huy 1 Tiếp Vận, từ Ðà Nẳng tới. Nyày 23-4, bất chấp sự thiệt hại to lớn trong những ngày đụng dộ vừa qua với QLVNCH, Không quân và Hải pháo của Việt-Mỹ, Cọng sản Hà Nội vẫn điên cuồng tấn công khắp nơi bằng biển người, bất chấp sinh mạng con người của cả hai phía, trong đó phần lớn là đồng bào chạy lánh nạn.

             Trong lúc đó gần tháng qua, người lính Miền Nam các cấp, từ TQLC,BDQ, Thiết Giáp, Bộ Binh, DPQ + NQ.. ngày đêm thiếu ăn mất ngủ, chỉ đứng dưới giao thông hào , chịu pháo, chịu đạn giữa rời mưa gió. Cùng lúc khắp các nẽo đường Quảng Trị , đồng bào chiến nạn gục chết thê thảm bởi cảnh pháo kích bừa bãi của bộ đội Bắc Việt. Quảng Trị đã thật sự trở thành địa ngục trần gian thứ hai sau An Lộc tỉnh Bình Long cũng đang bị CS tấn công vây khổn.

        Ngày 27-4, tất cả nòng súng đại pháo của quân Bắc Việt, đều tập trung vào tỉnh lỵ, căn cứ hỏa lực Ái Tử, các quận Mai Lỉnh, Hải Lăng. Trong lúc đoàn người tị nạn thay vì tâp trung tại Quảng Trị, lại ùn ùn tiếp tục bỏ chạy về Huế tị nạn, gây cảnh hổn loạn trên quốc lộ 1. Các cánh quân cũng bắt đầu náo động vì vợ con tan tác chạy lánh nạn. Do đó nhiều đơn vị đã tự động di tản, làm cho Bộ Tư Lệnh SD3BB cũng là đầu nảo chiến trường, mất liên lạc với một số lớn đơn vị trực thuộc.

             Ðúng lúc, kho đạn lớn trong căn cứ Ái Tử lại phát nổ. Ngày 28-4, trước áp lực của đích, cánh quân của Liên Ðoàn 5BDQ và Thiết Ðoàn 20 rút về phía bên kia cầu Vĩnh Phước nhưng bị pháo 130 ly của Cọng sản bắn sập cầu, khiến nhiều xe M48 và đại bác 105,155 ly bỏ lại bên bờ Bắc. Cũng từ phút đó, các cánh quân còn lại của LD4,5 BDQ, LD 1 Thiết kỵ và Trung Ðoàn 57 BB, phải lui về phòng thủ căn cứ Ái Tử và thành phố Quảng Trị.

             Ngày 29-4, lúc 2 giờ sáng, cọng sản tấn công Trung đoàn 2BB và Thiết đoàn 17, tại căn cứ ở phía tây thành phố, trong lúc đó về phía bờ biển, cọng sản với bộ binh có chiến xa lội nước PT76, tấn cọng các Tiểu đoàn DPQ + NQ của Tiểu Khu Quảng Trị. Tình trạng hổn loạn khắp nơi, khiến cho Tướng Giai phải quyết định bỏ căn cứ Ái Tử, rút hết về bờ nam sông Thạch Hản phòng thủ. Lúc đó Trung đoàn 57 BB coi như tan hàng, vì hầu hết binh sĩ đã rã ngủ , để chạy theo gia đình đang di tản về Huế.

             Quốc lộ số 1 đã bị cọng sản đóng chốt nhiều đọan, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, vì Tiểu đoàn 7 TQLC bị chuyển ra phòng thủ căn cứ Ái Tử. Do đó đoạn đường huyết mạch, chì có chín cây số, bị bỏ ngỏ để quân cọng sản đóng chốt, đã trở thành con đường xương trắng máu hồng., mà bia miệng và sử liệu gọi là Ðại Lộ Kinh Hoàng hay là Mồ Chôn tập thể đồng bào tỉnh Quảng Trị, trong trận chiến Mùa Hè Năm 1972.

3-Rút bỏ Quảng Trị :

        Ngày 30-4, tư lệnh chiến trường kiêm tư lệnh SD3 BB là chuẩn tướng Vũ văn Giai, triệu tập phiên họp đặc biệt và quan trọng, để bàn kế hoạch giữ thành phố Quảng Trị và bỏ căn cứ hỏa lực Ái Tử. Do đó, trong cuộc lui quân, LD 147TQLC và TD2.Pháo binh/TQLC , với quân số trên 2000 người, khi quân qua cầu Thạch Hản thì cầu bị xập, khiến cho một số lớn chiến xa, xe cộ , đại bác và quân trang dụng.. phải bị bỏ lại phía bên kia cầu cho cọng sản.

             Lúc đó Lử đoàn 369 TQLC được tăng cường với nhiệm vụ , giữ mặt tây từ sông Ô Khê tới đầu cầu Mỹ Chánh, ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên-Quảng Trị. Ðồng thời phải giải tỏa quốc lộ số 1, đoạn từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, đang bị quân cọng sản chiếm và đóng chốt., nhất là cầu sông Nhung, nằm giữa quốc lộ 1. Tình trạng này, đã làm gián đoạn giao thông, đoàn xe di tản của dân và lính, dài hơn ba cây số. Ðây là mục tiêu chính, để quân Bắc Việt , tha hồ tác xạ dữ dội và tàn nhẩn, bằng đủ loại súng lớn nhỏ, từ cá nhân, cộng đồng, đại bác tới thiết giáp. Hàng ngàn xe cộ, quân xa cũng như xe dân sự, đồng bào, lính tráng chết thảm thương trong những xác xe cháy nằm la liệt khắp đường. Chỉ những kẻ biết bơi lội, mới sống sót được khi bơi qua sông Nhung, chạy về Mỹ Chánh.

        Ngày 1-5-1972, tướng Giai tuyên bố bỏ thành phố Quảng Trị và di tản chiến thuật. Tin trên chẳng những làm mười bảy triệu dân miền Nam đau xót bùi ngùi, mà còn khiến cho toàn thể thế giới sửng sốt. Tất cả không ai tin được là tại sao tỉnh Quảng Trị, lại bị lọt vào tay giặc một cách quá dễ dàng, nếu đem so sánh với sự kinh hồn bạt vía, trời long đất lở, hoàn cảnh nguy ngập tại hai mặt trận Kon Tum và nhất là địa ngục An Lộc lúc đó, không một chiếc xe tăng hay đại pháo và bị vây khổn giữa chốn ba quân bạt ngàn, có sức mạnh chẻ tre chém đá.

            Theo Lê Huy Anh Vũ, Trung tá thuộc phòng điện ảnh quân đội, một nhân chứng trong ba ngày cuối cùng tại Bộ tư lệnh SD3BB, đã viết tướng Giai có hứa với thuộc hạ, là sẽ cùng với họ đi bộ. Nhưng cuối cùng tướng tư lệnh đã thất hứa, đã cùng với các cố vấn Mỹ và một ít sĩ quan tham mưu thân cận, lên trực thăng bay về Huế lúc 16 giờ 40 ‘ cùng ngày. Cổ thành Ðinh Công Tráng-Quảng Trị, một căn cứ hỏa lực và phòng thủ vững chắc gấp 100 lân thị xã An Lộc, bị bỏ ngỏ và lọt vào tay cọng sản Bắc Việt , tối ngày 2-5-1972.

        Giữa lúc đó, cánh quân còn lại tại Quảng Trị, gồm Lữ đoàn 147 TQLC, Liên đoàn 1, 4 Biệt động quân và các đơn vị của SD3BB, vừa phải bảo vệ dân chúng di tản, vừa mở đường máu, vừa đụng độ và lãnh đạn pháo kích nặng nề của giặc nhưng cuối cùng cũng đã thoát được về Huế, sau khi lãnh chịu nhiều thương vong thê thảm. Như vậy tính đến ngày 2-5-1972, tỉnh Quảng Trị coi như hoàn toàn bị Bắc Việt cưởng chiếm.

             Nhưng sau đó giặc từ bộ đội, chiến xa, pháo binh kể cả đặc công, đã hoàn toàn bị chặn đứng bên bờ bắc sông Mỹ Chanh, bởi Lử Ðoàn 369 Thủy quân lục chiến, do Ðại tá Phạm Văn Chung chỉ huy. Nhờ Lữ đoàn này ngăn được bước tiến của quân Bắc Việt, nên Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, với vị Tư lệnh mới là Trung tứơng Ngô Quang Trướng (thay tướng Hoàng Xuân Lãm), mới có đủ thì giờ chỉnh đốn lại các đơn vị và mở cuộc tấn công tái chiếm Quảng Trị. Sau đó thành cổ Dinh Công Tráng cũng được hoàn toàn giải phóng,vào đêm 14-9-1972, khi người lính của Ðại Ðội 3, Tiểu đoàn3 TQLC, treo được ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, của Quốc Dân VNCH trên kỳ đài. Những tên bộ đội cuối cùng của Trung đoàn 48 cọng sản, lội sông trốn chạy về bờ Bắc Thạch Hản, sau 82 ngày bám trụ.

4-Nguyên nhân và hậu quả cuộc chiến 1972 :

        Ðầu năm 1972, Hoa Kỳ đang bước vào chu kỳ mới với việc tổng thống Nixon ra tranh cử nhiệm kỳ hai, trong lúc hòa đàm tại Ba Lê giữa Mỹ và Bắc Việt lại bế tắc. Cùng lúc phong trào phản chiến , do trí thức, báo chí, truyền thanh truyền hình Mỹ chủ xướng, đang dân cao, còn quốc hội Mỹ, dưới sự chi phối của đảng dân chủ, lần lượt cắt bỏ quyền của tổng thống Nixon, đối với sự tham chiến tại VN. Cuối cùng quân Mỹ và Ðồng Minh rút hết về nước, QLVNCH bị cắt giảm hỏa lực và quân trạng dụng. Ðó là những lý do khiến Hà Nội đốt giai đoạn, vượt tuyến tấn công ào ạt vào khắp lãnh thổ VNCH vào mùa hè năm 1972 để dành ưu thế trên bàn hội nghị Ba Lê sắp tới.

        Nhưng dù đã được Nga-Tàu quân viện và bán chịu cho một số lượng quân dụng khổng lồ, tối tân như chiến xa T54,55, PT76, đại bác 130,155 ly, súng phòng không 23,57 và hoả tiển tầm nhiệt SA 7 (nợ chiến phí này ngày nay VC đem đất đảo biển VN trả nợ cho Tàu đỏ. Cho mươn Cam Ranh và liên doan khai thác dâù hoa với Nga Sô để trả nợ). Ðồng thời xử dụng hết số 13 sư đoàn tác chiến tại miền Bắc, quân số trên 136.400 người, bất thần mở cuộc tấn công khắp lãnh thổ VNCH.. Y chang như trận Tết Mậu Thân 1968, Bắc Việt chỉ thắng lợi lúc ban , sau đó đại bại hầu hết trên khắp các mặt trận, cho dù đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã xử dụng binh pháp của Liên Xô, tận dụng triệt để hỏa lực của đại pháo, xe tăng và biển người, với mục đích đè bẹp nhanh chóng QLVNCH.

        Ðối với Hoa Kỳ khi nhận được tin Bắc Việt vượt vỹ tuyến 17, qua sông Bến Hải và biên giới Lào-Miên tấn công miền Nam. Tổng thống Nixon họp Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia, quyết định cho phép Hải Không Quân Hoa Kỳ trở lại yểm trợ hỏa lực cho QLVNCH. Nhưng bộ binh không được tham dự, đồng thời cuộc rút quân Mỹ về nước vẫn tiếp tục.

             Do đó Mỹ bắt đầu gia tăng các lực lượng yểm trợ, chiến đấu tại VN. Hai hàng không mẫu hạm Constellation và Kitty Hawk, trở lại tăng cường cho hai Hàng không mẫu hạm Corral Sea và Hancook, cùng một số lớn tàu tuần duyên , khu trục hạm, có mặt quanh Cửa Việt trên 20 chiếc. Về Không Quân , từ ngày 15-4-1972, phi đoàn 35 chiến thuật , cùng với 3 phi đoàn F4 của TQLC Mỹ, đều trở lại VN. Ðồng thời tất cả B52 tại hai căn cứ Anderson Field (Guam) và Utapao (Thái Lan), gồm 38 chiếc cũng được lệnh yểm trợ cho chiến trường VN. Ngoài ra, tổng thống Nixon còn ra lệnh vào ngày 2-5-1972, mở chiến dịch Linebacker 1, tái oanh tạc miền Bắc, nhất là tại Hà Nội , Hải Phòng. Ðồng thời thả mìn và thủy lôi , phong tỏa các cửa sông, cửa biển của Bắc Việt, ngăn chận các tàu thuyền của Nga,Tàu và các nước Ðông Âu, tiếp tế vũ khí đạn dược , cho cọng sản Hà Nội. Sau đó mở thêm chiến dịch Linebacker II, kéo dài trong 11 ngày đêm, từ 18/12 đến 29-121972, tàn phá miền Bắc rất nặng nề, khiến cho Hà Nôi phải trở lại bàn hội nghị tại Ba Lê với Mỹ.

        Theo J.Pimlott trong tác phẩm Vietnam The Decisive Battles, thì cuối tháng 9-1972, cọng sản Bắc Việt thương vong khoảng 100.000 người. Riêng VNCH, dồng bào và lính chết chừng 50.000 người. Nhưng theo W.H Morrison trong The Elephant & The Tiger thì Cọng sản Bắc Việt chẳng những đã thất bại về quân sự, mà còn không đạt được mục tiêu chính là dành dân chiếm đất, trừ tỉnh Quảng Trị bị tạm chiếm trong lúc đầu. Tướng Võ Nguyên Giáp bại trận và danh liệt từ đó cho đến ngày nay, vì đã lầm lẫn khi hoạch địch kế hoạnh tấn công . Không biết xử dụng nhị thức ‘ Thiết giáp-bộ binh ‘ như các tướng lãnh VNCH lừng danh : cố đại tướng Ðổ Cao Trí, Trung tướng Nguyễn Văn Toàn và Chuẩn tướng Trần Quang Khôi. Ðã đánh giá sai lầm tinh thần chiến đấu của QLVNCH, dù đã bị đánh lén cũng như bị thua thiệt về hõa lực. Sau hết là ảo tưởng rằng khi bộ đội đếu đâu, dân miền Nam sẽ đồng khởi, lật đổ chính quyền. Nhưng mọi sự hoàn toàn trai ngược, vì cọng sản tới đâu, dân miền Nam bỏ chạy tới đó, do trên bộ đội tức giận , thẳng tay bắn giết đồng bào mà chúng gọi là nguỵ dân.

        Trong trận chiến này, VNCH có hai sư đoàn bộ binh bị tan hàng. Ðó là SD22 BB ở Tân Cảnh (Kon Tum) và SD3BB tại Quảng Trị. Nhưng sự tan hàng và cung cách hành xử của hai tư lệnh sư đoàn trên, cũng khác biệt. Tại Kontum, lúc 2 giờ sáng ngày 24-4-1972, cộng quân tràn ngập căn cứ Tân Cảnh, do SD22BB trấn giữ. Ðại Tá Lê Ðức Ðạt, tư lệnh của SD, đã từ chối lời mời của Ðại tá cố vấn Mỹ là Kaplan, lên trực thăng cấp cứu của cố vân Mỹ tại QDII là Paul Vann. Ông cũng không cầu cứu với Tướng Ngô Du, Tư lệnh Quân Ðoàn, chịu ở lại, để cùng chết với binh sĩ của SD22BB. Riêng SD3BB, trừ Trung đoàn 2BB, còn lại hai Trung đoàn 56 và 57, chưa đụng trận mà chỉ bị pháo kích, đã náo loạn và bỏ chạy. Còn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh SD, hứa ở lại để cùng di tản bộ với đơn vị. Nhưng rồi lại thất hứa, leo lên trực thăng để di tản với cố vấn Mỹ lúc 16 giờ 40 phút ngày 1-5-1972, bỏ lại binh sĩ của Bộ Tư Lệnh và Ðại Ðội Tổng Hành Dinh của SD3BB, như rắn mất đầu, phải chạy theo Thiết Ðoàn 18 về Huế.

        Ngoài ra cũng còn rất nhiều chuyện lạ, như lúc quân Bắc Việt qua sông Bến Hải, tràn ngập và tấn công QLVNCH, thì người Mỹ lại dở trò chủ nhân, làm cho VNCH đang lúc nguy khôn lại càng tận tuyệt. Theo Turley trong The Easter Offensive, thì việc Bộ tư lệnh KQ Mỹ, cấm tác xạ vào vùng phi quân sự, tại miền Bắc tỉnh Quảng Trị, trong phạm vi đường kính 27 km, khi tung tin chiếc phi cơ EB66 của một Ðại Tá Hoa Kỳ, bị hỏa tiển Sam, của cộng quan bắn hạ tại vùng Cam Lộ.

             Lệnh này được thi hành suốt 12 ngày đầu của trận chiến vùng hỏa tuyến., tạo cơ hội cho Hà Nội mở một hành lang an toàn , khi di chuyển qua vùng giới tuyến mà không bị máy bay hay pháo binh của ta oanh tạc và tác xạ. Tại căn cứ hỏa lực Ái Tử, trong lúc QLVNCH đang bị giặc vây khổn và pháo kích tơi bời, lại nhận được thông báo từ các cố vấn, rằng B52 sẽ đến thả bom san bằng, khiến cho BTL / SD3BB phải cấp tốc ban hành lệnh di tản chiến thuật. Ðó là tất cả những chuyện khôi hài, cười ra nước mắt, khiến cho ai đọc tới, cũng phải chua xót và tủi hổ cho thân phận nhược tiểu VN.

        Sau hết là cái tình yêu thương giữa đồng bào và người lính trận trong cơn hoạn nạn, cũng được thể hiện một cách trọn vẹn, qua cuộc chiến 1972. Chính tại những miền đạn bom lửa máu này, những chổ không bao giớ có bóng dáng các vị trí thức, giáo sư, nhà báo, ký giả đi ăn mày hay nhà văn nhà thơ gì gì đó, mà chỉ có người dân cùng người lính chia nhau niềm đau khổ, đói rách và khủng hoảng tinh thần.

            Trong thảm tuyệt tận cùng này, người quốc gia từ công chức, cảnh sát, cán bộ cho tới các quân binh chủng của QLVNCH, ai nấy đều chấp nhận cái chết, chịu ở lại, đổi mạng mình, để đem lại sự bình an hạnh phúc cho hậu phương mà hận nhất là phải bảo vệ mạng sống cỏ rơm cho tên ký sinh trùng ‘ TRỊNH CÔNG SƠN ‘ phản tặc và phản chiến, đâm sau lưng nười lính người dân bằng những ca khúc được vót nhọn bằng mã tấu dao găm chữ nghĩa.

             Thắm thiết biết là bao, đó là sự đùm bọc đồng bào như chính bản thân mình. Những khẩu phần lương khô ít ỏi, những ngụm nước uống thiếu vệ sinh cùng với những sớt chia sự nguy hiểm quanh quanh , đều là những viên thuốc thần dược, xoa dịu và an ủi niềm đau bất hạnh của đồng bào trong lúc nguy khốn. Chẳng những thế, đối với cán binh bộ đội giặc, bị bắt làm tù binh, cũng được người lính đối xử nhân đạo với tình đồng bào, mà không hề phân biệt Nam-Bắc, dù thực chất Hà Nội luôn coi đồng bào Miền Nam là kẻ tử thù.

        Trần Ðức, một người lính nhẩy dù, trên đường tiến quân tái chiếm Quảng Trị, khi ngang qua Ðại Lộ Kinh Hoàng, đã không cầm nổi nước mắt, giữa hàng trăm, hàng ngàn xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng gọng, những gồng gánh, bao bọc bị đạn pháo đổ ra tung tóe.

             Những chiếc xe jeep, xe thùng hồng thập tự, vết đạn xuyên lỗ chỗ. Ngọn gió Lào nóng rát mặt đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người nằm trên băng ca, những cọng băng phất phơ chỉ còn bám vào bộ xương khô bởi mấy rẽ xương sườn. Có bộ xương em bé nằm trên bộ xương người mẹ dưới một bụi gai. Có xác khô đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lộ. Có xác nằm sấp, có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm đạn giặc.

             Ðó đây, giữa đám xác người, rải rác những đuôi đạn súng cối 61 lý và B40 .Thì ra cộng quân đã đứng rất gần để tác xạ vào đám dân Quảng Trị chạy loạn. Họ đã bắn như bắn bia. Bắn cho chết đến người cuối cùng. Bất kể đàn ông, đàn bà. Bất kể người già hay trẻ thơ. Thật là rùng rợn. Hình ảnh này trong trận tấn công “Mùa Hè Dỏ Lửa năm 1972” ghi sâu mãi mãi trong ký ức của những người đã chứng kiến thảm cảnh người dân Quảng Trị phải gánh chịu và tội ác chiến tranh của cọng sản Bắc Việt.
            Ðoạn đường mang tên “Dại Lộ Kinh Hoàng” nay không còn xác chết, không còn dấu vết của tội ác. Họ đã được thân nhân mang về mai táng ngay sau đó. Sau tháng 5- 1975, đất nước đắm chìm trong tù gông nô lệ cũa thực dân VC, vì vậy hằng năm đến ngày giỗ tập thể, hàng ngàn gia đình ở vùng quê hương Quảng Trị chỉ âm thầm thắp nén hương thơm tưởng nhớ.
            Không ai dám hé răng nửa lời. Có những người không còn thân nhân thì mồ hoang, mả lạnh, không chút khói hương. Nghĩ đến xót xa làm sao! Họ đã chết tức tưởi mà đến nay họ còn u uất nơi bờ cao bụi rậm, không sao siêu thoát được. Hẳn họ không sao có thể ngờ dược là 30 năm sau, người đời vẫn còn nhớ thương họ. Vào ngày 28-4 đến ngày 2-5-2002 vừa qua, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Quảng Trị đã tổ chức tại chùa Long An thuộc quận Triệu Phong đàn tràng cầu siêu cho những nạn nhân bị Cộng Sản sát hại trong trận chiến Mùa Hè Dỏ Lửa năm 1972 tại Quảng Trị., mặc dù chính quyền địa phương đã cho cán bộ đi từng nhà để ngăn cản, đe dọa, chặn đường, cấm cho thuê xẹ Thượng tọa Thích Hải Tạng, trụ trì chùa Long An cho biết, nhân dịp này, đồng bào đã mang hàng trăm linh vị các nạn nhân của cộng sản trong Mùa Hè Dỏ Lửa đến chùa để xin được giải oan siêu thoát.
            Mới đây báo đảng lại la ó lên vụ lính Mỹ thảm sát đồng bào Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950. Báo viết lính Mỹ gài mìn hai bên cầu Nogunri, để làm chậm đà tiến quân Bắc Cao. Sau đó vì hốt hoảng hay lý do nào khác , khiến lính Mỹ hạ sát hằng trăm người tị nạn đang trốn dưới vòm cầu. Bài viết rất mơ hồ, khi chỉ nghe mờ mịt và đang trong vòng tranh cải.

             Khi viết tin trên, không biết VC có khi nào sám hối về những hành động bắn giết đồng bào mình, trong cuộc chiến vừa qua và sau đó cứ tiếp tục tàn sát cho tới nay vẫn chưa dừng tay. Ðau đớn và nhục nhã nhất là VC lúc nào cũng xua công an bộ đội tàn sát người dân vô tội khắp nước, trong khi đó thì quì mọp sát đất dang biển bán đảo cho Tàu Ðỏ một cách đê hèn.
            Nhưng đâu có gì la vì mang nợ thì phải trả nợ thế thôi.
            Bởi vậy ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình và trên hết chỉ làm trò cười cho kẻ khác mà thôi. Ba chục năm máu lửa (1945-1975) chỉ vì trành dành quyền lực mà Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã tìm đủ mọc cách, trong đó bi thảm nhất là đem giang sơn gấm vốc Hồng Lạc để đánh đổi với Tàu đỏ để có súng đạn và phương tiện mang về giết hại đồng bào. Rồi cũng chỉ vì muốn bảo vệ chiếc ngai vàng đẳm máu, đảng CSVN lại cúi đầu nhắm mắt đem cẩm tú non sông Việt bán dần mòn cho giặc cướp phương Bắc. Trong khi đó vẫn thẳng tay tàn sát đồng bào mình.
            Nghiệt ngã của Dân Tộc Việt là thế đó. Vậy mà còn nhiều tên việt gian tại hải ngoại cứ dững dưng ca tụng Hồ và đòi hòa hop hoà giải với vòng ôm lớn cùng VC.

Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 3-2015
MƯỜNG GIANG